Giới Thiệu

Công tác quản lý bảo vệ rừng

17/01/2016


Hàng năm công ty xây dựng phương án tổ chức quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng và sử dụng rừng nhằm tăng cường sự chỉ đạo thực hiện các biện pháp ngăn chặn tình trạng phá hoại rừng đồng thời xác định nhiệm vụ cụ thể của từng cá nhân, đơn vị cũng như sự cần thiết phối kết hợp giữa công ty và chính quyền địa phương các ban ngành các cấp trong việc đấu tranh và xây dựng nhằm đảm bảo cho rừng ngày càng được bảo vệ và phát triển theo hướng bền vững và có chất lượng tốt. Cụ thể như sau:
a. Nhiệm vụ của các phòng chuyên môn:
- Nhiệm vụ của phòng Kỹ thuật - QLBVR
          + Lập quyết định giao tài nguyên rừng cho các phân trường và tiểu khu trưởng chịu trách nhiệm quản lý.
          + Tham mưu cho Ban giám đốc về thống kê theo dõi, lập hồ sơ quản lý diễn biến tài nguyên rừng và đất rừng trong toàn công ty. Hàng năm, rà soát diện tích rừng bị mất để tham mưu đề xuất đưa vào kế hoạch trồng lại rừng ngay trong năm hoặc vào năm liền kề nếu trễ thời vụ trồng rừng do giải tỏa và đợt cuối năm và lập phương án trồng trả lại rừng để ban giám đốc phê duyệt cho phân trường, tiểu khu thực hiện và theo dõi có hệ thống.
          + Quản lý kiểm tra các tổ nhóm nhận khoán quản lý bảo vệ rừng hàng quý (trên cơ sở báo cáo của phân trường ) để làm rõ trách nhiệm tổ nhận khoán,trách nhiệm của phân trường, tiểu khu, tổng hợp các đối tượng vi phạm là người đang hưởng chi trả dịch vụ môi trường rừng để báo cáo đề nghị loại ra khỏi danh sách thụ hưởng.
          + Quan hệ phối hợp với các ban ngành chức năng để thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng.
          + Xây dựng kế hoạch quản lý bảo vệ rừng hàng năm. Kiểm tra, tham mưu cho Ban giám đốc chỉ đạo các đơn vị trong quá trình tổ chức thực hiện.
          + Xây dựng kế hoạch trang bị, cấp bổ sung các công cụ hỗ trợ cho các đơn vị nhằm phục vụ công tác quản lý bảo vệ rừng.
          + Quan hệ và xây dựng các quy chế phối hợp với các ban ngành chức năng, lực lượng vũ trang của địa phương, các đơn vị chủ rừng liền kề, Ban lâm nghiệp xã, kiểm lâm địa bàn để thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng.
          + Tổ chức triển khai nhiệm vụ cụ thể và kiểm tra giám sát, đánh gia các hoạt động của phân trường, tiểu khu để có các biện pháp uốn nắn kịp thời đối với mọi biểu hiện lơ là, thiếu trách nhiệm ở các phân trường. Đồng thời kiểm tra được độ trung thực của các báo cáo do đơn vị lập.
          + Đối với nhóm nhận khoán: Phòng phải thường xuyên theo dõi cập nhật trên máy tính về diễn biến các vụ vi phạm hàng năm không để sót để lọt trong kiểm tra tái xâm canh hoặc tái phạm. Rà soát lại các vụ việc phát hiện vắng chủ có trùng lắp với kết quả tuần tra đã được lập hay có diễn biến gì khác.
          - Nhiệm vụ của các phòng khác:
          + Phòng Kế hoạch: Kết hợp với phòng kỹ thuật xây dựng kinh phí phục vụ cho công tác quản lý bảo vệ rừng cụ thể hàng năm; tham mưu cho ban giám đôc chỉ đạo các đơn vị thực hiện.
          + Phòng kế toán - Tài chính: Kết hợp với phòng Kế hoạch phân bổ và hoạch toán các nguồn đảm bảo thuận lợi cho công tác quản lý bảo vệ rừng.   Xây dựng các mức phụ cấp, chế độ khoán trực đêm, làm thê giờ cho các phân trường, cá nhân phục vụ công tác quản lý bảo vệ rừng.
          Các phòng phải luôn xác định nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên là quản lý bảo vệ rừng để điều phối các nguồn lực tài chính để phục vụ công tác này tốt nhất. không chỉ gồm định suất của nhà nước mà cần phải hỗ trợ đầu tư thêm từ nguồn lực kinh doanh để đảm bảo thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ rừng. Hàng năm xây dựng dự toán chi đảm bảo cho công tác quản lý bảo vệ rừng phải được đưa ra cho người lao động thảo luận thống nhất.
          Tham mưu, đề xuất cho Ban giám đốc, hội đồng thi đua khen thưởng có khen thưởng đột xuất cho tập thể cá nhân có công trong việc kịp thời phát hiện và lập được biên bản quả tang đối với các hành vi vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng gây thiệt hại lớn đến tài nguyên rừng và đất rừng.
          b. Nhiệm vụ của các phân trường, tiểu khu
          + Tổ chức phối hợp với chính quyền địa phương, các ban ngành chức năng: Công an, hạt Kiểm lâm vừa làm công tác vận động tuyên truyền bằng nhiều hình thức để nâng cao ý thức quản lý bảo vệ rừng trong nhân dân vừa phối hợp ngăn chặn trấn áp các hành vi vi phạm Luật bảo vệ phát triển rừng.
          + Vận động và lập các bản cam kết với các hộ dân có vườn liền kề. trong cam kết xác định rõ ranh giới giữa hai bên; làm rõ hai mục tiêu: Phục vụ giải tỏa và chống cơi nới, lấn chiếm và xác định được nhân thân các hộ liền kề; tiểu khu trưởng phải xác định vùng trọng điểm ưu tiên thực hiện.
          + Xây dựng mạng lưới cộng tác trong nhân dân để thu thập các thông tin về địa điểm, hành vi, đối tượng vi phạm; tình hình mua bán sang nhượng đất đai trên địa bàn đang quản lý để kịp thời ngăn chặn, báo cáo ngay cho cấp có thẩm quyền xử lý các vụ việc vi phạm đến tài nguyên rừng.
          + Khi có biến động về tài nguyên rừng phải thường xuyên cập nhật để theo dõi và có kế hoạch quản lý dữ liệu kiểm tra thường xuyên hàng năm.
          + Phối hợp với kiểm lâm địa bàn trong công tác tổ chức lực lượng duy trì các hoạt động quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn quản lý, hướng dẫn đôn đốc các tầng lớp nhân dân địa phương, các chủ rừng được thuê đất trên khu vực quản lý thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ rừng.
          + Phân trường tăng cường tạo mối quan hệ gắn bó vói Ban lâm nghiệp xã trong việc tổ chức truy quét các cá nhân cố tình vi phạm đào đãi khoáng sản, khai thác gỗ trái phép trên vùng giáp ranh lòng hồ thủy điện Đồng nai 3 và 4; ở khu vực giáp ranh với Ban quản lý rừng phòng hộ  Đambri ;  phá rừng lấy đất sản xuất.
          + Phân trường có trách nhiệm phối hợp với chính quyền địa phương, tổ chức mời gọi các hộ có đất vườn sản xuất nông nghiệp liền kề với diện tích rừng bị phá, bị xâm canh lấn chiếm hoặc bị ken cây đã phát hiện nhưng không bắt được quả tang, để làm rõ nguyên nhân, buộc làm cam kết để có hướng giải quyết, xử lý, không để dây dưa, kéo dài.
          + Ban quản lý Phân trường thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các tiểu khu trưởng trong việc tổ chức cho lực lượng nhận khoán tuần tra và  ghi chép cập nhật vào sổ tiểu khu  và sổ nhật ký tiểu khu các diễn biến tài nguyên rừng, tình hình sâu bệnh hại cây rừng, hệ thống đường sá và tiến độ thi công các công trình đã được giao thực hiện. Hàng tháng, cùng với TKT họp các tổ nhận khoán để đánh giá , rút kinh nghiệm tình hình thực hiện trong tháng qua, kiểm điểm đối với những hộ trực tiếp vi phạm luật BV&PTR hoặc không thường xuyên tham gia tuần tra  và lập lịch phân công trong tháng tới.  Tổ chức kiểm tra ngẫu nhiên về công tác tuần tra của TKT và người nhận khoán ,ghi ý kiến sau kiểm tra vào nhựt ký của TKT .Hàng tháng phải có báo cáo về công tác kiểm tra cho lãnh đạo nêu rõ những việc TKT chưa là được.
          + Phân trường phải thường xuyên rà soát các vụ việc chưa thực hiện để có biện pháp thúc đẩy thực hiện.Hàng tháng phải họp TKT để nhắc nhỡ những công việc còn tồn đọng chưa thực hiện theo chỉ đạo và có hình thức kiểm điểm TKT nếu có tình trạng chay ỳ lơ là thiếu trách nhiệm.
          + Tiểu khu trưởng phải chịu trách nhiệm trong việc lưu trữ và cập nhật đầy đủ hồ sơ các loại có liên quan đến diễn biến tài nguyên rừng, sâu bệnh hai rừng, hệ thống đường sá và các hoạt động sản xuất kinh doanh, công ích… của từng tiểu khu được giao quản lý.Tiểu khu trưởng phải có bản đồ hiện trạng rừng của TK đang quản lý để kiểm tra đối chiếu ngoài thực địa báo cáo các biến động sai lệch về diện tích và hiện trạng về lãnh đạo ,đồng thời cập nhật điều chỉnh trên bản đồ các vụ việc phá rừng về vị trí diện tích theo từng tháng
          + Tiểu khu trưởng phải mở sổ thực hiện nhiệm vụ hàng ngày (nhật ký công tác) và lưu giữ đến hết năm nộp lại cho Phòng KT-QLBVR .Theo dõi tổng hợp các vụ việc vi phạm liên tục trong 5 năm liền đối với hành vi xâm canh phá rừng.
          + Phân trường trưởng chịu trách nhiệm kiểm tra việc cập nhật thống kê các vụ việc vi phạm làm thay đổi diện tích và hiện trạng rừng do các tiểu khu trưởng lập trên bản đồ và sổ theo dõi diễn biến tài nguyên rừng hàng tháng .
          + Hàng tháng các TKT cùng Ban quản lý phân trường họp các tổ nhận khoán để đánh giá, rút kinh nghiệm tình hình thực hiện trong tháng qua và lập lịch phân công trong tháng tới.

Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Bảo Lâm